Logo

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP

Tua công tơ mét xe ô tô bị xử lý hình sự, liệu có khả thi ?
14/05/2023
icon-zalo

Cần tính toán các phương thức đăng kiểm cho hợp lý

Hiện nay, chu kỳ đăng kiểm được tính theo số tháng hoạt động của phương tiện, xe kinh doanh vận tải có chu kỳ kiểm định ngắn hơn xe gia đình.

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GTVT nghiên cứu chu kỳ kiểm định hợp lý đối với xe không kinh doanh vận tải, xe cá nhân và xe kinh doanh. Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng.

Chỉ đạo này nhận được sự đồng tình của đông đảo chủ xe cá nhân. Các chuyên gia cũng nhìn nhận nếu áp dụng được phương pháp này sẽ chính xác hơn so với cách tính chu kỳ theo thời gian như hiện nay.

Không đủ căn cứ để đưa hành vi tua đồng hồ đo km trên xe ô tô vào luật hình sự (Ảnh minh hoạ: N. Huyền) 

Tuy nhiên có ý kiến lo ngại sẽ xuất hiện hành vi gian lận nhằm "né" đăng kiểm của các chủ phương tiện. Cụ thể chủ xe có thể “tua”, “gẩy” số km trên đồng hồ… thậm chí có thể viện lý do đồng hồ hỏng phải thay.

PGS.TS. Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, hiện chưa có chế tài, quy định nào để kiểm soát số km hiển thị trên ô tô.

“Điều này có thể dẫn đến tình trạng gian lận chu kỳ kiểm định thông qua việc điều chỉnh số km. Ngay cả nhà sản xuất ô tô cũng không thể kiểm soát được việc gian lận km xe chạy. Nếu đưa ra đề xuất này cần có chế tài kiểm tra để xác định được chính xác số km xe chạy nhằm hạn chế hoàn toàn việc gian lận trên, từ đó tránh tiêu cực đăng kiểm”, PGS. TS Phúc kiến nghị.

Cũng liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho rằng, nếu áp dụng chu kỳ đăng kiểm dựa trên số km thì hành vi tua km cũng phải được quy định trong Luật hình sự mới đủ tính răn đe, ngăn chặn.

Nếu chỉ đưa vào Luật Giao thông đường bộ và phạt hành chính căn cứ theo Nghị định 100 thì không thể ngăn chặn triệt để việc gian lận số km.

Vậy hành vi tua đồng hồ đo km trên ô tô có đủ yếu tố đưa vào bộ luật hình sự hay không?

Về vấn đề này, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, đề xuất xử lý hình sự với hành vi tua đồng hồ đo km không hợp lý.
“Bởi hành vi tua đồng hồ này không thể xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Theo đó, nếu gian lận số km tránh đăng kiểm dẫn đến phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn gây ra tai nạn giao thông chết người thì hành vi này (đã có hậu quả xảy ra) mới có thể bị xử lý hình sự.

Còn đối với hành vi gian lận về mặt kĩ thuật để "né" đăng kiểm nhưng chưa gây ra hậu quả thiệt hại về vật chất, không dẫn đến tai nạn chết người hay thương tích cho người khác thì chưa được xác định là nguy hiểm cho xã hội. Về mặt lý luận thì không thể xử lý hình sự”, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích.

Luật sư nhấn mạnh thêm, việc hình sự hóa một hành vi hành chính phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng trên cơ sở lý luận về cấu thành tội phạm, đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi trên cơ sở kiến thức khoa học pháp lý, không chỉ là ý tưởng.

Theo tôi được biết thì hiện nay trên thế giới chưa có quốc gia nào quy định thời hạn đăng kiểm tính theo kilômét di chuyển của xe cơ giới. Đợi quy định như vậy là không hợp lý, khó khả thi và dễ gian lận.

Một cách hiểu đơn giản thì chu kỳ đăng kiểm là một khoảng thời gian để người có chuyên môn kĩ thuật kiểm tra lại tình trạng hoạt động của xe ô tô, để xác định chiếc xe đó có đảm bảo an toàn, có thể lưu hành được hay không. Khoảng thời gian đó thì quy định ở mỗi quốc gia có khác nhau, khoảng thời gian này chỉ mang tính chất tương đối để tính toán khi xe di chuyển liên tục thì hết một chu kỳ như vậy cần phải kiểm tra lại xem việc bảo dưỡng, sửa chữa có được thực hiện theo quy định hay không, chiếc xe còn đảm bảo an toàn hay không.

Thông thường thì xe cá nhân sẽ di chuyển ít hơn là xe kinh doanh. Ví dụ, với xe ô tô cá nhân thì một năm là di chuyển trung bình khoảng 1,5 vạn km nhưng với xe kinh doanh thì một tháng đã có thể di chuyển được 1,5 vạn km. Vì vậy nếu tính theo công tơ mét để đăng kiểm thì có khi 02 tháng xe kinh doanh phải đăng kiểm lại một lần, trong khi đó xe ô tô cá nhân là 02 năm!!!

Thông số kĩ thuật và các điều kiện đảm bảo an toàn của mỗi chiếc xe cùng loại là giống nhau khi mới sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì có thể độ bền sẽ khác nhau, phụ thuộc vào kĩ thuật sử dụng, mức độ bảo dưỡng, bảo trì, bảo quản. Thực tế có xe hỏng thứ này, có xe lại hỏng thứ khác. Việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng xe ô tô sẽ quyết định đến độ bền, thông số kĩ thuật và các yếu tố an toàn của xe ô tô.

Những người sử dụng xe cẩn thận thì sẽ ít hư hỏng, những người sử dụng thường xuyên, bảo quản tốt, thường xuyên bảo dưỡng thì mức độ đảm bảo an toàn sẽ cao. Ngược lại sử dụng xe không đúng kĩ thuật, không bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên thì dù chạy được ít kilômét hoặc ít thời gian, chiếc xe vẫn có thể bị hư hỏng phải không đảm bảo an toàn. Bởi vậy, các yếu tố kĩ thuật đảm bảo an toàn của một chiếc xe ô tô không chỉ phụ thuộc vào số quãng đường lăn bánh, phụ thuộc vào thời gian sử dụng mà còn phụ thuộc vào kĩ năng sử dụng xe, trách nhiệm trong việc bảo quản, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng...

Không phải chiếc xe nào ít di chuyển thì cũng it khấu hào, it thư hỏng. Thực tế nếu chiếc xe oto di chuyển không thường xuyên, thậm chí để một chỗ mà không sử dụng, không bảo trì, bảo dưỡng thì khả năng hư hỏng, khấu hao còn cao hơn là chiếc xe sử dụng sử dụng thường xuyên, bảo dưỡng đều đặn. Bởi vậy, việc tính toán một chiếc xe ô tô có đảm bảo về điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật hay không không chỉ phụ thuộc vào thời gian sử dụng bao lâu, chạy được bao nhiêu quãng đường mà còn phụ thuộc vào việc bảo quản, bảo dưỡng, bảo trì của chiếc xe... Bởi vậy, việc tính toán khoảng thời gian trong mỗi chu kỳ bảo dưỡng chỉ mang tính chất tương đối.

Việc tính toán chu kỳ bảo dưỡng thường được tính theo công tơ mét hoặc theo đơn vị thời gian. Còn việc tính chu kỳ đăng kiểm ở các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay thì chưa có quốc gia nào tính theo công tơ mét. Bởi chưa có gì chắc chắn là chiếc xe di chuyển một quãng đường bằng nhau thì mức độ khẩu hao như nhau, điều kiện đảm bảo yếu tố kĩ thuật như nhau, cái này còn phụ thuộc vào kĩ năng sử dụng, ý thức bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng... hơn nữa việc tua công tơ mét được thực hiện rất dễ dàng đối với những người có hiểu biết về kĩ thuật. Bởi vậy nếu quy định chu kỳ đăng kiểm tính theo công tơ mét thì chưa đảm bảo về yếu tố khoa học, dễ gian lận và khó kiểm soát.

Đề xuất đăng kiểm theo công tơ mét và xử lý hình sự với hành vi tua công tơ là không hợp lý bởi hành vi tua công tơ không thể được xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu có tua công tơ, khi đăng kiểm, bộ phận kĩ thuật vẫn có thể phát hiện ra yếu tố không đảm bảo an toàn kĩ thuật, không đăng kiểm, yêu cầu bảo dưỡng sửa chữa... Nếu tua công tơ để tránh đăng kiểm dẫn đến phương tiện không đảm bảo điều kiện an toàn gây ra tai nạn giao thông chết người thì hành vi này mới có thể bị xử lý hình sự vì khi đó đã có hậu quả xảy ra. Còn đối với hành vi gian lận về mặt kĩ thuật để né đăng kiểm nhưng chưa gây ra hậu quả thiệt hại về vật chất thì chưa được xác định là nguy hiểm cho xã hội và về mặt lý luận thì không thể xử lý hình sự. Về nguyên tắc thì hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi có lỗi và xâm phạm đến các khách thể mà Pháp luật hình sự bảo vệ, giữa hậu quả xảy ra và hành vi vi phạm phải có mối quan hệ nhân quả, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi gian lận trong đăng kiểm không tất yếu dẫn đến hậu quả chết người, thương tích nghiêm trọng cho người khác hoặc thiệt hại nghiêm trọng về tài sản nên về mặt lý luận thì không thể quy định là tua công tơ hoặc các hành vi gian lận về đăng kiểm của chủ xe cơ giới là nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý hình sự. Việc hình sự hóa một hành vi hành chính phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng trên cơ sở lý luận về cấu thành tội phạm, đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi trên cơ sở kiến thức khoa học pháp lý chứ không được giản chỉ là ý tưởng của những người không có chuyên môn về pháp luật.

Theo quan điểm của cá nhân tôi thì nếu tính toán lại chu kỳ đăng kiểm thì phân chia ra làm hai loại phương tiện là phương tiện cá nhân và phương tiện kinh doanh. Với những phương tiện kinh doanh thì thời gian đăng kiểm có thể rút ngắn khoảng một phần hai hoặc một phần ba thời gian đăng kiểm của phương tiện tư nhân thì hợp lý hơn và điều này cũng vẫn mang tính chất tương đối trên cơ sở tính toán khoa học về mức độ khấu hao theo thời gian theo quá trình sử dụng thông thường của xe ô tô.

“Chu kỳ đăng kiểm dựa trên thời gian là hợp lý. Hiện nay, phương án này cũng đã phân loại phương tiện: xe gia đình và xe kinh doanh vận tải.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, với những phương tiện kinh doanh thì thời gian đăng kiểm có thể rút ngắn khoảng một phần hai hoặc một phần ba so với xe tư nhân thì hợp lý hơn. Tất nhiên điều này vẫn mang tính chất tương đối trên cơ sở tính toán khoa học về mức độ khấu hao theo thời gian, quá trình sử dụng”, Luật sư Đặng Văn Cường nói.

Theo Vietnamnet

Ảnh 01
Ảnh 02
Ảnh 03

Gọi trực tiếp gặp Luật sư tư vấn hoặc để lại yêu cầu của Quý khách

Tất cả thông tin Quý khách cung cấp, đều được bảo mật tuyệt đối bởi đội ngũ nhân sự Văn phòng luật sư Chính Pháp

Gọi trực tiếp gặp Luật sư 0977 999 896