Trần Đông Lập, 34 tuổi, rời quê ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đến làm ăn ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong lúc bế tắc vì nợ nần, qua mạng xã hội, Lập quen Đặng Văn Được, 25 tuổi, trú xã Phú Dương, TP Huế, cùng cảnh ngộ.
Nghi phạm Trần Đông Lập. Ảnh: Công an cung cấp
Tại đây, hai người trộm tiếp một chiếc xe máy hiệu Surius. Từ Tây Giang, mỗi người đi một xe máy về đồng bằng. Tối 18/1, chúng ngủ lại ở một nghĩa địa tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Sáng 19/1, hai người dùng xe Surius đã tháo biển số đi đến huyện Duy Xuyên, chiếc 75 R1-0217 bỏ lại. Mang theo súng giả, dao, túi xách, Lập và Được bịt khẩu trang bước vào Phòng giao dịch Khu Tây thuộc ngân hàng Agribank huyện Duy Xuyên, ở xã Duy Hòa.
Diễn biến vụ cướp ngân hàng hôm 18/1 ở Quảng Nam.
Hai nghi phạm dùng súng giả, dao khống chế bảo vệ và đe dọa nhân viên để cướp tài sản. Khi đang cho tiền vào túi tiếng chuông báo động vang lên, cả hai hoảng sợ vứt lại túi tiền đang cướp dở, lao ra đường, phóng xe máy bỏ chạy về phía hướng cầu Giao Thủy, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Toàn bộ vụ cướp diễn ra gần một phút.
Trưa 20/1, Công an huyện A Lưới phát hiện hai nghi phạm đang lẩn trốn tại một nhà nghỉ ở xã Sơn Thủy. Không "đánh rắn đụng cỏ", Công an huyện A Lưới cử người theo dõi và lập tức báo cáo sự việc về Ban Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu vực hai nghi phạm ẩn náu có nhiều đường ngang, địa hình nhiều đồi núi dễ tẩu thoát nên đơn vị huy động hàng chục chiến sĩ vây ráp bên ngoài với nhiệm vụ ngăn nghi phạm chạy vào rừng.
Trong lúc này, lực lượng cảnh sát cơ động, trinh sát Công an Thừa Thiên Thuế gấp rút đi 70 km tới huyện A Lưới. Khoảng 12h ngày 20/1, các mũi trinh sát ập vào nhà nghỉ bắt hai nghi phạm, sau 26 giờ chúng gây án.
Nghi phạm Đặng Văn Được. Ảnh: Cơ quan điều tra
Đánh giá về vụ án trên, Ts. Ls. Đặng Văn Cường cho rằng: Hành vi cướp tài sản của các đối tượng này là rất táo tợn, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, mặc dù chưa lấy được tài sản nhưng hành vi đã thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản nên việc xử lý các đối tượng này về tội cướp tài sản là có căn cứ, đúng pháp luật.
Kết quả xác minh điều tra xác định, Sáng 19/1, hai người dùng xe Surius đã tháo biển số đi đến huyện Duy Xuyên, chiếc 75 R1-0217 bỏ lại. Mang theo súng giả, dao, túi xách, Lập và Được bịt khẩu trang bước vào Phòng giao dịch Khu Tây thuộc ngân hàng Agribank huyện Duy Xuyên, ở xã Duy Hòa.
Hai nghi phạm dùng súng giả, dao khống chế bảo vệ và đe dọa nhân viên để cướp tài sản. Khi đang cho tiền vào túi tiếng chuông báo động vang lên, cả hai hoảng sợ vứt lại túi tiền đang cướp dở, lao ra đường, phóng xe máy bỏ chạy về phía hướng cầu Giao Thủy, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Toàn bộ vụ cướp diễn ra gần một phút.
Dưới góc độ pháp lý thì hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản là thỏa mãn dấu hiệu của tội cướp tài sản. Với tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội thì pháp luật quy định đây là tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần đối tượng thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với mục đích để chiếm đoạt tài sản của người khác là hành vi cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào việc đối tượng đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa và giá trị tài sản là bao nhiêu.
|
Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội. |
Hành vi của đối tượng là ngang nhiên, công khai, giữa ban ngày, có sự chứng kiến của người bị hại, nhiều người làm chứng và thể hiện qua camera an ninh của ngân hàng. Có rất nhiều tài liệu chứng cứ để buộc tội đối với hai đối tượng này. Chỉ 06 tiếng sau khi sự việc xảy ra, bằng các biện pháp nghiệp vụ và sự phối hợp của các lực lượng, Cơ quan điều tra đã nhanh chóng bắt giữ được cả 2 đối tượng và lời khai nhận tội phù hợp với dấu vết để lại trên hiện trường vụ án, phù hợp với hình ảnh camera mà cơ quan điều tra đã thu giữ được, phù hợp với các vật chứng để lại trên hiện trường nên có căn cứ để xử lý các đối tượng này về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự. Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau:
Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hành vi của các đối tượng này có sự bàn bạc cấu kết chặt chẽ với nhau, có kế hoạch rất tinh vi và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội nên hành vi phạm tội được xác định là có tổ chức và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội. Bởi vậy, căn cứ điểm a, g, khoản 2, Điều 168 BLHS thì mức hình phạt có thể áp dụng đối với các đối tượng này là từ 07 năm đến 15 năm tù.
Ngoài ra cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ số tiền mà các đối tượng này đã lấy và vứt lại hiện trường là bao nhiêu tiền. Trong trường hợp số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì hình phạt là phạt từ 12 năm đến 20 năm. Trong trường hợp số tiền vứt lại hiện trường từ 500.000.000 đồng trở lên thì hình phạt là phạt tù 18- 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài tội cướp tài sản thì các đối tượng này cũng sẽ bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản do hành vi đã lấy cắp hai chiếc xe mô tô trong quá trình thực hiện hành vi và sử dụng hai chiếc xe mô tô này làm phương tiện phạm tội. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành định giá chiếc xe mô tô để xác định giá trị tài sản chiếm đoạt là bao nhiêu tiền, làm căn cứ định khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 173 bộ luật hình sự.
Khi xét xử tòa án sẽ tổng hợp hình phạt của hai tội danh là tội cướp tài sản và tội trộm cắp tài sản theo nguyên tắc nếu hình phạt cao nhất là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân, trường hợp cả hai tội danh đều hình phạt tù có thời hạn thì sẽ cộng dồn mức hình phạt tù của hai tội danh và tổng mức hình phạt không quá 30 năm tù. Việc quyết định hình phạt cụ thể sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật hình sự, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Với đối tượng khởi xướng, chủ mưu, vai trò tích cực, vai trò chính thì sẽ phải chịu mức hình phạt nghiêm khắc hơn. Hình phạt cũng sẽ thể hiện sự phân hóa vai trò trong đồng phạm để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật cũng như đảm bảo công bằng trong việc áp dụng chế tài hình sự đối với các đối tượng này.
Trong thời gian qua liên tục xảy ra những vụ cướp ngân hàng, các đối tượng thường sẽ bị bắt lại sau một thời gian rất ngắn và phải trả giá trước pháp luật. Điều đáng chú ý là nhiều đối tượng có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, thủ đoạn tinh vi, sử dụng vũ khí nóng nhưng không có vụ cướp ngân hàng nào trót lọt, tuy nhiên nhiều đối tượng vẫn làm liều, vì khó khăn túng quẫn nợ nần mà sẵn sàng thực hiện hành vi cướp ngân hàng để giải quyết khó khăn của bản thân. Hành vi cướp ngân hàng cho thấy ý thức coi thường pháp luật và sự ích kỷ cao độ của đối tượng phạm tội.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài, suy thoái kinh tế nên nhiều người mất việc làm, gặp khó khăn túng quẫn. Tuy nhiên không phải ai khó khăn, túng quẫn cũng nảy sinh suy nghĩ, ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Chỉ có những đối tượng ích kỷ, tham lam, ý thức coi thường pháp luật thì mới biến cái khó khăn của mình thành động cơ phạm tội, thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Điều đáng lên án nữa là rất nhiều đối tượng gặp khó khăn, có nhu cầu về tiền do chơi bời, lô đề, cờ bạc dẫn đến vỡ nợ phá sản rồi tìm kiếm người cùng cảnh ngộ trên mạng xã hội, rủ nhau đi cướp ngân hàng để giải quyết khó khăn trước mắt... Với những đối tượng như vậy thì thường thực hiện hành vi rất manh động, liều lĩnh, ý thức coi thường pháp luật, sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng, người dân khi bắt giữ.
Bởi vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm rõ hành vi phạm tội, làm rõ hậu quả đã gây ra đối với nạn nhân và xã hội, đồng thời cũng sẽ làm rõ nguyên nhân động cơ phạm tội, làm rõ nhận thức, ý thức chủ quan của đối tượng gây án làm căn cứ để đánh giá toàn diện sự việc, làm rõ tính chất của vụ án để có mức hình phạt phù hợp đối với từng đối tượng phạm tội, đồng thời làm cơ sở để thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm.
Vụ việc một lần nữa cho thấy trong bối cảnh kinh tế khó khăn, suy thoái như giai đoạn hiện nay, lại vào dịp cận tết nên vấn đề an ninh trật tự cần phải được chú trọng và đề cao hơn nữa đối với các cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh vàng bạc, ngân hàng. Với các đối tượng khó khăn về tiền bạc nhưng có ý thức coi thường pháp luật, sẵn sàng thực hiện hành vi phạm tội để giải quyết khó khăn trước mắt thì sẽ phải trả giá bằng chế tài của pháp luật. Vụ án này cũng sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các đối tượng lười lao động, vì lòng tham, sự ích kỷ mà sẵn sàng dùng vũ lực để muốn chiếm đoạt thành quả lao động, chiếm đoạt tài sản của các tổ chức, cá nhân. Với tính chất côn đồ manh động, ý thức coi thường pháp luật các đối tượng này sẽ phải trả giá bằng cả tuổi thanh xuân của mình.
Để giảm thiểu những vụ án cướp tài sản côn đồ manh động như thế này thì ngoài việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng gây án, cơ quan chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân, đặc biệt là với những người trẻ. Với các đối tượng lô đề cờ bạc, có ý thức coi thường pháp luật, sẵn sàng sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của người khác thì cần phải kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý, tránh trường hợp các đối tượng có cơ hội để thực hiện hành vi phạm tội. Đối với các hội nhóm tiêu cực trên không gian mạng thì cần phải có giải pháp để đấu tranh, gỡ bỏ, xử lý những hành vi đưa thông tin trái phép, lập những hội nhóm tiêu cực trên không gian mạng để thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.