Trách nhiệm hình sự vụ nhà hàng ở Đà Lạt bị khách "ảo" đặt tiệc, lừa hơn nửa tỷ đồng
07/05/2023
Bị lừa hơn 250 triệu sau được khách "ảo" đặt tiệc
Công an tỉnh Lâm Đồng xác nhận đã nhận đơn trình báo của Nhà hàng Vừng Ơi (đường Thánh Mẫu, phường 7, TP Đà Lạt) bị nhóm lừa đảo gọi điện đặt tiệc đãi khách, nhờ nhà hàng mua rượu, sâm theo yêu cầu, bị làm giả giao dịch chuyển khoản rồi bị lừa hơn 520 triệu đồng.
Cụ thể, chủ Nhà hàng Vừng Ơi cho biết, ngày 1/5, nhà hàng nhận được điện thoại của một người xưng tên Việt Thanh, công tác tại một đơn vị cấp tỉnh ở Lâm Đồng muốn đặt tiệc cho 20 khách, với giá 350 nghìn đồng/suất.
Sau khi thống nhất, người này yêu cầu nhà hàng chuẩn bị loại rượu theo hình gửi kèm để đãi khách trong buổi tiệc. Khi nhà hàng thông báo không tìm được loại rượu mà khách yêu cầu, người này nói có quen đơn vị cung cấp loại rượu trên và gửi số điện thoại để nhà hàng đặt mua.
Để tạo sự tin tưởng, người xưng tên Việt Thanh còn chuyển hình sao chụp giao dịch chuyển khoản ngân hàng đến tài khoản nhà hàng Vừng Ơi.
Nghĩ rằng do ngày nghỉ lễ, tiền khách chuyển vào tài khoản bị chậm nên trong chiều 1/5, nhà hàng đã 5 lần chuyển tiền vào tài khoản mang tên Dương Ngọc Khánh mở tại Ngân hàng Vietcombank với số tiền hơn 520 triệu đồng để mua rượu và sâm giúp khách đặt tiệc.
Tối 1/5, không thấy cửa hàng giao rượu, sâm như đã hẹn và cũng không thấy khách tới dự tiệc, ông Huy mới biết bị lừa.
Dấu hiệu tội phạm rõ ràng nhưng có thể khó truy xét
Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, chuyện đặt cỗ, đặt tiệc là các giao dịch dân sự diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội.
Trong thời điểm kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh mà có người đặt tiệc, các nhà hàng sẽ rất vui nên nhiều lúc mất cảnh giác dẫn đến bị lừa đảo.
Theo ông Cường, thực tiễn cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng là tìm đến các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống để đặt số lượng mâm, bàn lớn, thậm chí đặt cọc một phần tiền để chủ nhà hàng yên tâm. Các đối tượng thường đặt hàng vào thời điểm cuối tuần và dùng bưu xác nhận thanh toán giả, để chuyển tiền đặt cọc. Nhà hàng tưởng là khách đã chuyển tiền đặt cỗ thành công nhưng do khác hệ thống ngân hàng nên số tiền chưa đến tài khoản vì thế vẫn tin tưởng để thực hiện công việc theo yêu cầu đặt hàng. Các đối tượng không chiếm đoạt số tiền làm cỗ hay số cỗ đã đặt mà sẽ chiếm đoạt số tiền đặt mua các loại thực phẩm, đồ uống, quà tặng mà đối tượng yêu cầu có trong bữa tiệc.
Khi đã lấy được lòng tin của chủ nhà hàng, các đối tượng đề nghị nhà hàng phải mua các loại rượu, nước giải khát, các loại quà tặng đặc biệt giá trị cao. Đồng thời, các đối tượng này sẽ giới thiệu luôn cơ sở kinh doanh để các nhà hàng đặt mua. Thực ra không có cơ sở kinh doanh loại đồ uống hay quà tặng nào cả mà chỉ là số điện thoại của đối tượng cùng với nhóm lừa đảo với mục đích là để cho nhà hàng chuyển tiền đặt cọc hoặc thanh toán số đồ uống hoặc quà tặng này để chiếm đoạt.
Các đối tượng hứa là thanh toán khoản tiền này lúc thanh toán tiền tiệc hoặc dùng bưu thanh toán giả để gửi cho nhà hàng nhằm đánh lừa nạn nhân là khách đã đặt tiền đồ uống, quà tặng mua thêm. Trong khi đó nạn nhân lại chuyển tiền thật cho các đối tượng lừa đảo (đối tượng nhận tiền để chiếm đoạt với danh nghĩa là bên bán đồ uống, quà tặng...), khi đã nhận được tiền của nhà hàng, các đối tượng sẽ tắt máy, chặn số khiến nạn nhân không liên hệ được nữa. Đối tượng đặt tiệc và đối tượng nhận tiền mua rượu, quà tặng là cùng một nhóm lừa đảo.
Phương thức thủ đoạn này được các đối tượng lừa đảo áp dụng khoảng vài tháng trở lại đây và có đến hàng chục nạn nhân đã sập bẫy.
Vị chuyên gia khẳng định, đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sử dụng mạng Internet để thực hiện. Hành vi của các đối tượng sẽ bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.
Với việc chiếm đoạt số tiền từ hơn 500 triệu đồng, nếu bị bắt và bị chứng minh có tội, các đối tượng sẽ đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Với phương thức thủ đoạn tinh vi, phạm tội nhiều lần, có tổ chức thì mức hình phạt của các đối tượng này sẽ rất nghiêm khắc, sẽ ở các mức cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, với đặc điểm của mạng xã hội là giao tiếp gián tiếp, dữ liệu dễ bị xóa, khó truy dấu vết, các đối tượng có thể đặt máy chủ ở nước ngoài, sử dụng sim rác, tài khoản ngân hàng của người khác khi thực hiện hành vi phạm tội nên việc truy tìm, bắt giữ và xử lý có thể gặp khó khăn.
Vì thế, ngoài việc vào cuộc quyết liệt, khẩn trương để truy bắt, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường tuyên truyền, cảnh báo các phương thức thủ đoạn lừa đảo mới để người dân dễ dàng nhận diện, cảnh giác, phòng ngừa.
Biết con dâu vi phạm luật giao thông đường bộ, thay vì chấp hành thì người mẹ chồng lại có hành vi chống đối, ngăn cản Tổ công tác của Đội CSGT Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang làm nhiệm vụ. Dù bị khống chế nhưng người này vẫn văng nhiều từ ngữ dung tục, khó nghe.
Do đòi tiền phí, người giao hàng bị vợ chồng người nhận hàng sử dụng hung khí là tuýp sắt, bình hoa, ghế… đánh gãy hai tay. Chuyên gia pháp lý cho biết, vụ việc này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Chuyên gia pháp lý nhận định, đây là một vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thể hiện thái độ coi thường pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
Hoạt động hành nghề mê tín dị đoan gây ra nhiều hệ lụy, tiêu cực cho xã hội khiến nhiều người tan cửa, nát nhà, gia đình ly tán. Do vậy, việc đấu tranh với các hoạt động mê tín dị đoan đồng bóng, bói toán là cần thiết để xã hội văn minh hơn, phát triển lành mạnh hơn