Theo quy định, ông Đỗ Hữu Ca được xem xét ra sao khi Công an Hải Phòng có đơn xin giảm trách nhiệm hình sự?
12/04/2024
Theo quy định, ông Đỗ Hữu Ca được xem xét ra sao khi Công an Hải Phòng có đơn xin giảm trách nhiệm hình sự?
Cơ quan tiến hành tố tụng xác định có rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Đỗ Hữu Ca. Vậy những đơn được xem xét thế nào?
Ông Đỗ Hữu Ca nhận tội
Tại phiên tòa sáng 11/4, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Đỗ Hữu Ca, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng mức án từ 10-11 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nói lời sau cùng, ông Đỗ Hữu Ca nói mình đã nhận tội trước tòa. "Tôi đã nhiều năm làm công tác pháp luật, có hành vi sai trái thì sẵn sàng nhận".
Trước đó, sau khi đại diện VKS công bố cáo trạng, chủ tọa phiên tòa cho biết, thời gian qua, TAND tỉnh Quảng Ninh nhận được nhiều đơn của cơ quan, đơn vị, tổ chức xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo Đỗ Hữu Ca.
Trong đó, tòa đã nhận được đơn của các đơn vị như: Công an TP Hải Phòng; Hội Luật gia TP Hải Phòng; Hội Phật giáo TP Hải Phòng; UBND xã Tam Hưng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên; Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi xã Kênh Giang... có nguyện vọng xin giảm án cho bị cáo Đỗ Hữu Ca.
Xem xét căn cứ để tuyên án với ông Đỗ Hữu Ca
Trao đổi với PV Dân Việt, TS luật Đặng Văn Cường cho biết, về nguyên tắc, tòa án chỉ được xét xử trong khung dao động mà điều luật đã dự liệu, được lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt trong khung đó, không thấp hơn và cũng không cao hơn khung đã giới hạn.
Tuy nhiên, Bộ luật hình sự cũng quy định có những trường hợp tòa án có thể áp dụng hình phạt dưới khung hình phạt mà điều luật có quy định. Đó là trường hợp người phạm tội có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự, tòa án có thể xét xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang khung hình phạt liền kề nhẹ hơn.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp có đủ căn cứ để kết tội với ông Ca, tòa án sẽ xét xử thấp nhất là 12 năm tù theo khoản 4, Điều 174 Bộ luật hình sự, cũng có thể áp dụng mức cao là 20 năm tù hoặc tù chung thân tùy thuộc vào đánh giá của HĐXX.
Theo ông Cường, ngoài quy định về loại hình phạt, mức hình phạt trong khung, quy định về chuyển khung hình phạt, Bộ luật hình sự cũng quy định căn cứ quyết định hình phạt còn phụ thuộc vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Đối với bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, trước khi phạm tội bị cáo luôn chấp hành tốt pháp luật, có nhiều thành tích trong học tập, công tác, gia đình có công với cách mạng, đây cũng là những tình tiết giảm nhẹ đáng kể khi tòa án xem xét quyết định hình phạt cho bị cáo.
Đối với ông Đỗ Hữu Ca, cơ quan tiến hành tố tụng xác định ông này có nhiều thành tích trong học tập, công tác, được tặng nhiều huân chương, huy chương, lập được nhiều thành tích trong quá trình công tác khi còn trong lực lượng công an nhân dân… nên được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Một điều đáng chú ý trong vụ án này là có áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần hay không là yếu tố quan trọng để xác định có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo này hay không.
Trong trường hợp bị cáo và người bị hại có thỏa thuận cụ thể về tổng số tiền sẽ đưa cho bị cáo để chạy án, có thể xác định là phạm tội một lần.
Còn nếu hai bên không có thỏa thuận cụ thể về tổng số tiền, các số tiền liên tục phát sinh trong quá trình thỏa thuận (35 tỷ đồng), mỗi lần đưa tiền với những lý do và mục đích khác nhau thì đó là một lần phạm tội, khi đó áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần để tăng mức hình phạt đối với bị cáo là có căn cứ.
Việc xác định bị cáo phạm tội một lần hay nhiều lần phụ thuộc vào ý chí của bị cáo, phụ thuộc vào hành vi của từng lần có thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hay không.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia, trong vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng xác định có rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn xin giảm hình phạt cho bị cáo Đỗ Hữu Ca.
Những đơn này không phải của người bị hại nên không phải là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2, Điều 51 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên những đơn thư này cũng cho thấy sự tin yêu quý trọng của các đồng nghiệp, nhân dân đối với ông Ca, là yếu tố để xem xét đánh giá về nhân thân của bị cáo, trong đó nhân thân cũng là một trong các yếu tố quyết định đến hình phạt.
Về một số ý kiến cho rằng có thể đề nghị áp dụng án treo đối với ông Đỗ Hữu Ca, ông Cường cho rằng, đây là đề nghị không có căn cứ.
Bởi theo quy định, ông Đỗ Hữu Ca phải bị áp dụng hình phạt thấp nhất là 12 năm tù, cao nhất là tù chung thân. Nếu áp dụng Điều 54 Bộ luật hình sự để chuyển khung hình phạt, mức thấp nhất cũng 7 năm tù, không đủ điều kiện để được hưởng án treo.
Biết con dâu vi phạm luật giao thông đường bộ, thay vì chấp hành thì người mẹ chồng lại có hành vi chống đối, ngăn cản Tổ công tác của Đội CSGT Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang làm nhiệm vụ. Dù bị khống chế nhưng người này vẫn văng nhiều từ ngữ dung tục, khó nghe.
Do đòi tiền phí, người giao hàng bị vợ chồng người nhận hàng sử dụng hung khí là tuýp sắt, bình hoa, ghế… đánh gãy hai tay. Chuyên gia pháp lý cho biết, vụ việc này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Chuyên gia pháp lý nhận định, đây là một vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thể hiện thái độ coi thường pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
Hoạt động hành nghề mê tín dị đoan gây ra nhiều hệ lụy, tiêu cực cho xã hội khiến nhiều người tan cửa, nát nhà, gia đình ly tán. Do vậy, việc đấu tranh với các hoạt động mê tín dị đoan đồng bóng, bói toán là cần thiết để xã hội văn minh hơn, phát triển lành mạnh hơn