Vụ bà Phương Hằng: Ông Huỳnh Uy Dũng bị con trai bà Hằng tố cáo, vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào?
30/05/2023
Vụ bà Phương Hằng: Ông Huỳnh Uy Dũng bị con trai bà Hằng tố cáo, vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa chuyển đơn của ông Nguyễn Quang Tuấn (con trai bà Nguyễn Phương Hằng) đến Công an TP.HCM giải quyết theo thẩm quyền. Thông báo này cũng được gửi cho ông Tuấn. Trước đó, ông Tuấn đã gửi đơn với nội dung tố giác ông Dũng đã có hành vi lợi dụng tự do dân chủ, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân lên Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an. Ông Tuấn từng có đơn gửi đến các cơ quan chức năng “kiến nghị khởi tố” đối với ông Dũng với vai trò “đồng phạm” với mẹ mình là bà Nguyễn Phương Hằng. Trong đơn, ông Tuấn cho rằng ông Dũng là người có vai trò cầm đầu, tổ chức, cùng thực hiện hành vi, có dấu hiệu đồng phạm giúp sức về vật chất, tinh thần với bà Phương Hằng xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Cụ thể như: tham gia một số buổi livestream và có hô hào, khích lệ, ủng hộ tinh thần bà Hằng khi mắng chửi, xúc phạm người khác; cho sử dụng trường đua chó, đua ngựa của Công ty CP Đại Nam để tổ chức có đặt tên chó đua, ngựa đua với tên của những người muốn xúc phạm; cho sử dụng kênh Youtube Trường Đua Đại Nam để đăng tải phát trực tiếp hơn 86 buổi livestream, nhiều bình luận và hơn 18.000.000 lượt xem.
Ông Tuấn cũng cho rằng, ba trợ lý hỗ trợ, giúp bà Hằng đã bị khởi tố và dấu hiệu đồng phạm của ông Dũng là khá rõ ràng. “Tôi làm đơn này kính đề nghị các cơ quan pháp luật trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phát hành lệnh phong tỏa, tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Huỳnh Uy Dũng để không bị ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xử lý” – ông Tuấn viết trong đơn.
Bà Nguyễn Phương Hằng thời điểm bị bắt
Phân tích tình huống này, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Hà Nội cho biết: Đơn tố cáo của con trai bà Hằng đối với ông Dũng cho thấy mâu thuẫn trong gia đình đã lên mức đỉnh điểm, mặc dù trước đó người đàn ông này đã có nhiều chỉ trích đối với ông Dũng khi cho rằng ông Dũng không có trách nhiệm đối với việc bà hằng bị bắt giữ. Tuy nhiên, việc con trai riêng của bà Hằng tố cáo ông Dũng vào thời điểm vụ án sắp được xét xử là chuyện cũng khá bất ngờ với nhiều người. Tình huống này khiến cơ quan chức năng phải xem xét làm rõ xem có đủ điều kiện để thụ lý thành một tin báo riêng hay không, hay sẽ chuyển đơn thư cho tòa án để làm rõ trong quá trình xét xử vụ án với bà Hằng.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (đoàn luật sư TP Hà Nội)
Dưới góc độ pháp lý thì tố cáo, tố giác tội phạm là quyền của công dân. Công dân có quyền tố cáo tố giác tội phạm nhưng cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến nội dung đơn thư, tài liệu mà mình cung cấp cho cơ quan điều tra. Nếu đơn thư tố cáo tố giác có căn cứ, có dấu hiệu tội phạm mà chưa được cơ quan nào thụ lý giải quyết thì cơ quan điều tra sẽ thụ lý tin báo để tiến hành xác minh theo quy định của pháp luật. Còn trường hợp đơn thư tố cáo, tố giác không có căn cứ hoặc đã, đang được giải quyết theo thủ tục khác thì trong quá trình phân loại đơn thư, cơ quan chức năng cũng có quyền từ chối thụ lý tin báo.
Trong vụ án Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ mà bà Hằng và các đồng phạm đang bị xét xử truy tố thì ông Huỳnh Uy Dũng cũng được tòa án triệu tập tham gia phiên tòa tới đây với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Về nguyên tắc thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có thể có quyền lợi hoặc có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Về nguyên tắc thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có thể có quyền lợi hoặc có nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Thậm chí người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng có thể trở thành bị can nếu như quá trình tố tụng cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh người này có hành vi đến mức bị xử lý hình sự. Bởi vậy Hành vi vai trò của ông Dũng như thế nào trong vụ án này sẽ được tòa án làm rõ trong quá trình xét xử vụ án này. Theo những thông tin đã được công khai thì trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của bà Hằng, ông Dũng có xuất hiện, có một số tình tiết có liên quan đến ông Dũng. Có lẽ chính vì vậy mà tòa án mới triệu tập ông Dũng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để tham gia xét xử vụ án này.
Ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng (ảnh internet)
Theo những thông tin đã được công khai, đặc biệt là nội dung thể hiện qua kết luận điều tra và cáo trạng cho thấy trong quá trình điều tra vụ án này thì cơ quan điều tra cũng đã triệu tập ông Dũng, thu thập các tài liệu chứng cứ để xem xét hành vi, vai trò của ông Dũng. Các cơ quan tố tụng cũng đã kết luận, có quan điểm đối với hành vi của ông Dũng rồi. Tòa án cũng sẽ làm rõ hành vi vai trò của ông Dũng trong phiên tòa tới đây.
Trường hợp kết quả xét xử sơ thẩm xác định ông Dũng có hành vi vi phạm pháp luật với vai trò đồng phạm thì tòa án sẽ trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc tách rút tài liệu để xem xét xử lý đối với ông Dũng theo quy định pháp luật.
Còn trường hợp cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử đều xác định ông Dũng chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, hành vi không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ không đề cập xử lý hình sự đối với vị đại gia này và cũng sẽ kết luận trong bản án.
Chính vì vậy rất có thể đơn thư tố cáo của con bà Hằng sẽ không được xem xét thụ lý tin báo. Trong quá trình phân loại đơn thư thì Cơ quan chức năng có thể sẽ trả lời là vụ việc đang được Tòa án giải quyết và sẽ chuyển đơn cho tòa án xem xét trong quá trình xét xử vụ án này.
Về nguyên tắc thì một vụ việc chỉ được xem xét giải quyết một lần theo trình tự thủ tục luật định. Nếu cơ quan chức năng đang xem xét giải quyết thì cơ quan khác có quyền từ chối. Trong vụ việc này tòa án đang giải quyết và cũng đang triệu tập ông Dũng tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, bởi vậy rất có thể cơ quan điều tra sẽ từ chối thụ lý tin báo để xác minh đối với đơn thư này.
Còn trường hợp kèm theo đơn tố cáo tố giác có những chứng cứ mới, tài liệu mà cơ quan điều tra chưa thu thập được để chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của ông Dũng thì người tố cáo tố giác cũng có thể xuất trình cho tòa án để được xem xét trong phiên xét xử tới đây.
Trường hợp người tố cáo tố giác có những bằng chứng mới chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của ông Dũng mà chưa nộp cho tòa án, cơ quan điều tra thu thập được trong quá trình thụ lý đơn thì có thể trao đổi với tòa án để chuyển tài liệu cho tòa án xem xét giải quyết hoặc có thể thụ lý tin báo theo một tin báo riêng để làm rõ. Kết quả xác minh tin báo có thể là khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự theo nội dung đơn thư tố cáo tố giác. Tuy nhiên, thông thường nếu hành vi liên quan đến một tội danh mà tòa án đang nghiên cứu, không có tài liệu chứng cứ nào khác chứng minh hành vi phạm tội của các bị can, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đang được điều tra truy tố xét xử thì toàn bộ tài liệu sẽ chuyển cho tòa án để giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.
Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ không phải là tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Dù con trai bà Hằng không có đơn thì hành vi của ông Dũng vẫn sẽ được làm rõ trong phiên tòa tới đây để xác định ông này có vi phạm pháp luật hay không.
Không phải là lần đầu tiên ông Huỳnh Uy Dũng bị tố cáo về tội danh này. Trước đó, tháng 4/2023, bị can Đặng Thị Hàn Ni cũng đã có đơn tố cáo ông Huỳnh Uy Dũng và cơ quan chức năng cũng đang xem xét giải quyết trong vụ án lợi dụng quyền tự do dân chủ mà bà Phương hằng và hằng đi đang là nạn nhân bị can bị cáo. Ngày 26/4, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) - Công an TP.HCM đã chuyển đơn tố giác của bà Đặng Thị Hàn Ni cho Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC01) để xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân được quy định tại Điều 331 bộ luật hình sự. Tội danh này không thuộc một trong các tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Đồng thời con trai bà Hằng cũng không được xác định là người bị hại trong vụ án này. Bởi vậy, việc con bà Hằng hay bất kỳ ai có đơn tố cáo ông Dũng hay không không phải là căn cứ để xử lý hình sự đối với ông Dũng hay không xử lý.
Tòa án đã triệu tập ông Dũng và cũng sẽ xem xét hành vi của ông Dũng trong quá trình xét xử vụ án này, bởi vậy việc xem xét với hành vi của ông Dũng không phụ thuộc vào việc có người tố cáo tố giác ông Dũng hay không. Tuy nhiên cho đến nay thì các cơ quan tiến hành tố tụng xác định chưa có căn cứ để xử lý ông Dũng với vai trò đồng phạm với bà Hằng.
Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phân hóa, phân loại hành vi của các bị can, bị cáo và những người khác có liên quan
Một điều cũng cần lưu ý là trong những vụ việc phức tạp, có nhiều người tham gia thì cơ quan điều tra cũng sẽ phân loại đánh giá đến hành vi của từng người, xem xét để xác định hành vi của ai thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm, vai trò của từng người trong đồng phạm như thế nào. Về nguyên tắc là sẽ phân loại, phân hóa vai trò. Có những người có hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng vai trò thứ yếu, mờ nhạt, "tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể" thì cũng có thể xử lý bằng biện pháp khác mà không nhất thiết phải xử lý hình sự. Cụ thể khoản 2, Điều 8 bộ luật hình sự quy định về vấn đề này như sau: "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác."
Như vậy, theo quy định tại khoản 2, Điều 8 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Bởi vậy trong quá trình giải quyết những vụ việc có đồng phạm, có nhiều người cùng tham gia thì cơ quan điều tra sẽ xác định hành vi của ai đến mức "nguy hiểm cho xã hội" phải xử lý hình sự, hành vi của ai chưa đến mức xử lý hình sự. Thậm chí có những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng vai trò mờ nhạt, giúp sức thứ yếu "tính chất nguy hiểm" được đánh giá là "không đáng kể" thì vẫn có thể xử lý bằng "biện pháp khác" theo khoản 2, Điều 8 BLHS mà không nhất thiết phải xử lý bằng chế tài hình sự. Đây là quy định tùy nghi cho cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo tính nhân văn, khoan hồng, nhân đạo của pháp luật.
Trường hợp cơ quan chức năng không chấp nhận đơn thư tố cáo tố giác của con trai bà Hằng, không thụ lý tin báo mà chuyển hồ sơ tài liệu cho tòa án để xem xét giải quyết trong vụ án này thì con trai bà Hằng cũng sẽ không bị xử lý gì cả bởi những nội dung trình bày đều có chứng cứ kèm theo, những thông tin này cũng đã được công khai và nhiều người biết trong quá trình sự việc xảy ra và vấn đề này cũng đã và đang được cơ quan tiến hành tố tụng xem xét. Việc cơ quan tiến hành tố tụng có sử lý ông Dũng hay không, xử lý như thế nào thì sẽ phụ thuộc vào kết quả phiên tòa tới đây. Nếu tòa án xác định kết luận điều tra và cáo trạng của cơ quan tiến hành tố tụng là đúng, ông Dũng không phải là đồng phạm với bà Hằng không cùng ý chí thực hiện hành vi phạm tội, hành vi chưa thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì cũng sẽ kết luận trong bản án.
Biết con dâu vi phạm luật giao thông đường bộ, thay vì chấp hành thì người mẹ chồng lại có hành vi chống đối, ngăn cản Tổ công tác của Đội CSGT Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang làm nhiệm vụ. Dù bị khống chế nhưng người này vẫn văng nhiều từ ngữ dung tục, khó nghe.
Do đòi tiền phí, người giao hàng bị vợ chồng người nhận hàng sử dụng hung khí là tuýp sắt, bình hoa, ghế… đánh gãy hai tay. Chuyên gia pháp lý cho biết, vụ việc này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Chuyên gia pháp lý nhận định, đây là một vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thể hiện thái độ coi thường pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
Hoạt động hành nghề mê tín dị đoan gây ra nhiều hệ lụy, tiêu cực cho xã hội khiến nhiều người tan cửa, nát nhà, gia đình ly tán. Do vậy, việc đấu tranh với các hoạt động mê tín dị đoan đồng bóng, bói toán là cần thiết để xã hội văn minh hơn, phát triển lành mạnh hơn