Logo

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Bị cáo có thể ủy quyền cho người nhà bán tài sản để bồi thường khắc phục hậu quả hay không?
07/03/2024
icon-zalo

Vụ án Vạn Thịnh Phát: Bị cáo có thể ủy quyền cho người nhà bán tài sản để bồi thường khắc phục hậu quả hay không? 

 

Trong phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát chiều 7-3, ông Chu Lập Cơ tiếp tục gửi đơn đề nghị được ủy quyền cho con gái đòi lại tài sản. Ngoài ra, một cựu lãnh đạo SCB gây thiệt hại 59.000 tỉ bị hủy quyết định mất năng lực hành vi.

Các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát tại tòa ngày 7-3 - Ảnh: HỮU HẠNH

Các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát tại tòa ngày 7-3 - Ảnh: HỮU HẠNH

Chiều 7-3, hội đồng xét xử tiếp tục thẩm vấn các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Tại phiên xử này, chủ tọa chủ yếu xét hỏi đối với nhóm bị cáo vi phạm quy định về ngân hàng.

Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Chu Lập Cơ nói gì tại tòa?- Ảnh 1.

Bị cáo Chu Lập Cơ trước tòa

Chồng bà Trương Mỹ Lan tiếp tục xin đòi lại tài sản

Ngoài ra, trong lúc tòa giải lao, luật sư bào chữa cho bị cáo Chu Lập Cơ đã nộp cho hội đồng xét xử đơn của bị cáo Chu Lập Cơ với nội dung xin được ủy quyền cho Chu Duyệt Phấn (con gái bị cáo) để Chu Duyệt Phấn thay bị cáo liên hệ các cá nhân, đơn vị để thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả vụ án.

Về việc này, hội đồng xét xử cho rằng đơn của bị cáo Chu Lập Cơ vẫn "chung chung" như đơn của vợ bị cáo (bà Trương Mỹ Lan).

Hội đồng xét xử hoan nghênh và tạo điều kiện để các bị cáo khắc phục hậu quả, nên bị cáo cần cung cấp thêm thông tin về những cá nhân, đơn vị còn nợ của bị cáo, giá trị và thông tin tài sản thu hồi để hội đồng xét xử ghi nhận.

Phân tích về vấn đề này Ts. Ls. Đặng Văn Cường cho rằng: Theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết các vụ án hình sự mà có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tạo mọi điều kiện để bị cáo có cơ hội bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả. 

Thông thường đối với những vụ án mà có gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, cho nạn nhân, nguyên đơn dân sự thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ động viên bị can tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả ngay từ giai đoạn điều tra vụ án. Trong trường hợp bị can không tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả, không động viên gia đình bồi thường khắc phục thay thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành các biện pháp để xác minh tài sản và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế để phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản, thu giữ tài sản để đảm bảo thi hành án...

Bởi vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà bị can, bị cáo đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng được cho phép ủy quyền cho người thứ ba thực hiện các hoạt động chuyển dịch quyền sở hữu tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ kiểm soát giao dịch này để xác định nội dung giao dịch là gì, việc chuyển dịch tài sản đó có nhằm mục đích tẩu tán tài sản hay không... Đối với những tài sản đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như kê biên, phong tỏa thì không được phép giao dịch trong quá trình tố tụng mà phải giữ nguyên tình trạng ngăn chặn đó để đảm bảo thi hành án. 

Đối với các tài sản chưa bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế thì chủ sở hữu tài sản được thực hiện đầy đủ các quyền của mình theo quy định của pháp luật, trong đó có quyền định đoạt. Bởi vậy, khi bị can, bị cáo (người bị hạn chế quyền công dân) đang bị tạm giam, tạm giữ (bị cách ly với đời sống xã hội) đề nghị thực hiện việc ủy quyền để định đoạt tài sản thì cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xem xét giao dịch đó có ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hay không có nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ hay không thì mới quyết định là cho phép hay không cho phép thực hiện các giao dịch dân sự này. 

Còn đối với các nội dung ủy quyền để cử người quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất mà trước đó bị can, bị cáo đang thực hiện hoặc ủy quyền để đòi nợ, thu hồi nợ một cách hợp pháp, đối với những khoản nợ đến hạn có căn cứ để đòi thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ tạo điều kiện để thực hiện các nội dung ủy quyền này. 

Đối với vụ án xảy ra đối với tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong ngày xét xử hôm nay luật sư bào chữa cho bị cáo Chu Lập Cơ đã nộp cho hội đồng xét xử đơn của bị cáo Chu Lập Cơ với nội dung xin được ủy quyền cho Chu Duyệt Phấn (con gái bị cáo) để Chu Duyệt Phấn thay bị cáo liên hệ các cá nhân, đơn vị để thu hồi tài sản, khắc phục hậu quả vụ án.


Về việc này, hội đồng xét xử cho rằng đơn của bị cáo Chu Lập Cơ vẫn "chung chung" như đơn của vợ bị cáo (bà Trương Mỹ Lan).

Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Chu Lập Cơ nói gì tại tòa?- Ảnh 2.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sơ thẩm 

Hội đồng xét xử hoan nghênh và tạo điều kiện để các bị cáo khắc phục hậu quả, nên bị cáo cần cung cấp thêm thông tin về những cá nhân, đơn vị còn nợ của bị cáo, giá trị và thông tin tài sản thu hồi để hội đồng xét xử ghi nhận.

Hội đồng xét xử trả lời và giải thích như vậy là có cơ sở, đúng nguyên tắc trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc thực hiện các ủy quyền đối với người đang bị áp dụng biện pháp tạm giam phải có sự giám sát của cơ quan tiến hành tố tụng, phải đảm bảo việc ủy quyền thực hiện các giao dịch dân sự đó không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, không nhằm mục đích tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự. Bởi vậy, hội đồng xét xử yêu cầu cung cấp đầy đủ cụ thể thông tin về đối tượng giao dịch, nội dung giao dịch, mục đích giao dịch và cần thiết thì có thể sẽ phải xác minh những thông tin này trước khi đồng ý cho thực hiện việc ủy quyền..

Thực tiễn cho thấy, đối với những vụ án mà bị cáo chiếm đoạt tài sản của người bị hại hoặc gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của cơ quan tổ chức hoặc thu lợi bất chính mà cơ quan tiến hành tố tụng chưa thu giữ được tài sản thì việc bồi thường khắc phục hậu quả ngay từ khi xác minh tin báo, giai đoạn mới khởi tố vụ án sẽ rất thuận lợi và có lợi cho người bị buộc tội.

Nếu qua một khoảng thời gian động viên, thuyết phục mà người bị buộc tội cố tình không bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng các biện pháp để ngăn chặn tài sản như kê biên, phong tỏa, khi đó bị can có muốn bồi thường khắc phục hậu quả cũng khó, phải lấy những tài sản khác hoặc nhờ người thân bồi thường khắc phục thì mới thực hiện được nội dung này. 

TS. LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp


Khi đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam để điều tra thì các quyền công dân sẽ bị hạn chế, sẽ khó khăn trong việc định đoạt tài sản. Việc ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh, trong các giao dịch dân sự phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, không làm phức tạp hơn tình hình thì các giao dịch dân sự đó mới được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép xác lập và thực hiện. 

Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Chu Lập Cơ nói gì tại tòa?- Ảnh 3.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa 

Vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát là vụ án phức tạp, số tiền chiếm đoạt và gây thiệt hại đặc biệt lớn. Mặc dù tài sản của nhiều bị cáo rất lớn nhưng vấn đề bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả chưa được giải quyết triệt để, chưa có quyết định cuối cùng để xác định số tiền thiệt hại, số tiền chiếm đoạt, các nghĩa vụ dân sự của các bị cáo trong vụ án hình sự này nên cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thận trọng trong việc cho phép các bị cáo ủy quyền để định đoạt đối với các tài sản trong quá trình giải quyết vụ án này. 

Luatchinhphap.com

Ảnh 01
Ảnh 02
Ảnh 03

Gọi trực tiếp gặp Luật sư tư vấn hoặc để lại yêu cầu của Quý khách

Tất cả thông tin Quý khách cung cấp, đều được bảo mật tuyệt đối bởi đội ngũ nhân sự Văn phòng luật sư Chính Pháp

Gọi trực tiếp gặp Luật sư 0977 999 896