Logo

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP

Từ vụ ca sỹ Lương Gia Huy bị lừa đảo: Làm sao để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo ?
22/03/2024
icon-zalo

Từ vụ ca sỹ Lương Gia Huy bị lừa đảo: Làm sao để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo ?

 

Ca sĩ Lương Gia Huy buồn vì bị lừa đảo hơn 450 triệu đồng. Nam ca sĩ quyết định chia sẻ câu chuyện này để cảnh giác đến mọi người.

 
Ca sĩ Lương Gia Huy bị lừa gần nửa tỉ đồng qua mạng sau một đêm- Ảnh 1.

Lương Gia Huy mất gần nửa tỉ đồng vì thiếu cảnh giác với bọn lừa đảo

Lương Gia Huy kể khi anh bận rộn với việc chuẩn bị sản phẩm âm nhạc mới cùng Saka Trương Tuyền thì nhận được cuộc gọi của người tự xưng là nhân viên ngân hàng. Họ phổ biến về thủ tục nâng hạn mức thẻ tín dụng cho nam ca sĩ.

Khi đó, giọng ca 8X đang tất bật với công việc nên đưa điện thoại cho trợ lý xử lý. Người cộng sự của Lương Gia Huy cũng mất cảnh giác nên làm theo các yêu cầu của bọn lừa đảo để hoàn tất thủ tục như chụp ảnh căn cước công dân, thẻ Visa…

Lần trừ tiền đầu tiên diễn ra khi trợ lý của Lương Gia Huy cung cấp mã OTP cho đầu dây bên kia. Phía nam ca sĩ không phát hiện bất thường do trước đó đã được dặn là trừ xong sẽ được hoàn tiền lại. Đến nửa đêm, khi bọn lừa đảo rút 200 triệu đồng từ thẻ của Lương Gia Huy và 200 triệu đồng từ thẻ của vợ anh thì nam ca sĩ mới phát hiện sự việc, khóa thẻ ngay lập tức.

Ca sĩ Lương Gia Huy bị lừa gần nửa tỉ đồng qua mạng sau một đêm- Ảnh 2.

Lương Gia Huy quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo đến mọi người

FBNV

Dù bị rút số tiền lớn trong thẻ nhưng thời gian đó, Lương Gia Huy bận rộn với công việc nên không giữ điện thoại. Hôm sau, bọn lừa đảo tiếp tục liên lạc, thúc giục phía nam ca sĩ nộp thêm 50 triệu đồng để đủ điều kiện nâng hạng mức thẻ. “Tôi bận quá không giữ máy nên để trợ lý và vợ tự làm, thế là bị lừa thêm 50 triệu đồng. Lúc họ bảo chuyển tiếp, tôi mới sực tỉnh và biết mình bị lừa rồi”, nam ca sĩ kể.

Mất một số tiền lớn chỉ trong thời gian ngắn khiến Lương Gia Huy khá sốc. Anh bộc bạch: “Đi hát và kinh doanh tích góp mãi để lo cho 3 đứa nhỏ, tiêu tiền không dám giờ đưa bọn lừa đảo tiêu giúp, trong phút chốc bay hết. Thôi tôi ngu dại thì chấp nhận. Trường hợp bị lừa của tôi cũng sẽ là bài học cảnh giác cho nhiều người trong cuộc sống”.

Theo dõi vụ việc nêu trên. Tiến sĩ Đặng Văn Cường, giảng viên Trường đại học Thủy Lợi cho rằng: Đây là vụ việc đáng tiếc khi ca sĩ bị lừa đảo mất số tiền khá lớn và đây cũng là một trong số hàng ngàn vụ lừa đảo diễn ra hàng ngày. Nam ca sĩ đã không ngần ngại công khai sự việc và cảnh báo cho cộng đồng là điều tốt để mọi người có thông tin để cảnh báo, cảnh tỉnh với mọi người

Theo thông tin sự việc thì khi đối tượng lừa đảo liên hệ với nam ca sỹ này thì nam ca sỹ này đã đưa điện thoại cho trợ lý, cộng sự của mình để giải quyết. Người cộng sự của Lương Gia Huy mất cảnh giác nên làm theo các yêu cầu của bọn lừa đảo để hoàn tất thủ tục như chụp ảnh căn cước công dân, thẻ Visa…

Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp


Lần trừ tiền đầu tiên diễn ra khi trợ lý của Lương Gia Huy cung cấp mã OTP cho đầu dây bên kia. Phía nam ca sĩ không phát hiện bất thường do trước đó đã được dặn là trừ xong sẽ được hoàn tiền lại. Đến nửa đêm, khi bọn lừa đảo rút 200 triệu đồng từ thẻ của Lương Gia Huy và 200 triệu đồng từ thẻ của vợ anh thì nam ca sĩ mới phát hiện sự việc, khóa thẻ ngay lập tức.

Đây là phương thức thủ đoạn lừa đảo không mới, các đối tượng mạo danh ngân hàng, mạo danh các cơ quan tổ chức có thẩm quyền để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, từ đó chiếm đoạt quyền điều khiển rồi rút tiền từ tài khoản của nạn nhân. Nạn nhân bị giả mạo không phát hiện ra các đối tượng lừa đảo và đã bị các đối tượng thao túng tâm lý, yêu cầu cung cấp các thông tin, thực hiện các thao tác thủ tục trên nền tảng điện tử, khi các thông tin đầy đủ thì nạn nhân mất quyền điều khiển và bị truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng để chuyển tiền. 

Vụ việc này cũng có một phần may mắn là nam ca sỹ đã kịp thời phát hiện và khóa tài khoản, nếu không thì có lẽ toàn bộ số tiền của nam ca sĩ này sẽ không cánh mà bay. Với phương thức thủ đoạn lừa đảo này thì các đối tượng đã chiếm đoạt được tài sản của rất nhiều người, qua các phương tiện thông tin đại chúng thì số lượng người trình báo với cơ quan chức năng liên tục gia tăng và tình hình tội phạm có sử dụng công nghệ cao đang diễn biến rất phức tạp. 

Với đặc điểm của hoạt động trên không gian mạng là giao tiếp gián tiếp nên việc mạo danh cơ quan tổ chức cá nhân khá dễ dàng. Các đối tượng lừa đảo có thể ở nước ngoài, sử dụng người Việt Nam như một công cụ theo các kịch bản có sẵn để gọi điện, nhắn tin về nước phải thực hiện các phương thức thủ đoạn lừa đảo theo kịch bản mà các đối tượng đã làm việc. Điều đáng chú ý là các đối tượng phạm tội có tổ chức phải có kịch bản rõ ràng, có phân công vai trò và giả mạo rất nhiều cơ quan tổ chức cá nhân khiến cho nạn nhân thể rất khó có thể phát hiện ra đâu là thật, đâu là giả cho đến khi mất tiền. 

Tàn nhẫn hơn là sau khi đã lừa đảo, bị lộ không thể lửa thêm được nữa thì các đối tượng tiếp tục mạo danh luật sư, mạo danh cảnh sát, các cơ quan bảo vệ pháp luật để tiếp tục lừa đảo những đồng tiền lẻ còn lại cuối cùng của nạn nhân. Cho đến khi nạn nhân không còn tiền thì mới biết tất cả các đối tượng từ đầu đến cuối đều trong cùng một băng nhóm lừa đảo, các cơ quan tổ chức cá nhân xưng danh để giao dịch làm việc với nạn nhân thì đều là những đối tượng giả mạo... Tình hình tội phạm lừa đảo có sử dụng công nghệ cao như vậy đang gây nhức nhối trên không gian mạng và phát triển rộng khắp thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.

Bởi vậy, để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo thì mỗi người cần phải trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết nhất định khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng. Đặc biệt là khi sử dụng các dịch vụ gia tăng, các dịch vụ của ngân hàng. Khi có số gọi đến để yêu cầu xác thực thông tin hoặc thực hiện các thao tác để hoàn tất các thủ tục chuyển đổi số thì cần phải hết sức thận trọng, xác định đúng cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền thì mới thực hiện các thao tác theo hướng dẫn. Tốt nhất là Liên hệ trực tiếp với các cơ quan tổ chức cá nhân để được thực hiện các thủ tục hành chính, tuyệt đối không chuyển tiền khi thực hiện các giao dịch trên không gian mạng. Đối với các hoạt động mua sắm, thương mại điện tử thì cần xác định rõ đối tác, đơn vị bán hàng thì mới chuyển khoản mà phải chuyển khoản đúng vào tài khoản có đăng ký chính chủ của cơ quan tổ chức cá nhân mà mình giao dịch.

Một điều đáng chú ý nữa là các đối tượng lừa đảo đánh cắp thông tin người dùng hoặc mua thông tin của người dùng trên mạng internet hoặc lừa đảo để có được thông tin cá nhân của nạn nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, làm căn cứ để thực hiện các hoạt động lừa đảo. Chính vì vậy để tránh trở thành nạn nhân trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì việc quản lý thông tin cá nhân, bảo mật thông tin cá nhân là một trong những yếu tố có tính chất phòng ngừa tích cực. 

Ngoài việc cơ quan tổ chức cần phải quản lý chặt chẽ thông tin khách hàng, thông tin cá nhân công dân thì mỗi công dân cũng cần phải thận trọng trong việc cung cấp thông tin của mình, đặc biệt là những thông tin công khai trên không gian mạng hoặc những thông tin không cần thiết khi thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự kinh tế. 

Chỉ trong những trường hợp cần thiết, bắt buộc thì mới cung cấp thông tin cá nhân và yêu cầu đơn vị thu thập thông tin cá nhân phải thực hiện bảo mật thông tin, bảo vệ khách hàng, công dân theo các quy định của pháp luật. 

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, đặc biệt là thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, mã OTP cho các tổ chức cá nhân khi giao tiếp trên điện thoại, tin nhắn hoặc qua mạng xã hội

 Theo quy định của pháp luật Việt Nam, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Người thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 bộ luật hình sự. Với phương thức thủ đoạn là mạo danh cơ quan tổ chức để chiếm đoạt tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên thì hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 174 bộ luật hình sự. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên thì đối tượng thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Nếu trường hợp bắt giữ được các đối tượng này, có căn cứ chứng minh các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền của nạn nhân là 450 triệu đồng, ngoài ra không chứng minh được hành vi phạm tội với các tổ chức cá nhân khác thì các đối tượng này cũng sẽ đối mặt với hình phạt là phạt tù từ 7-15 năm.

Theo Danviet.vn

Ảnh 01
Ảnh 02
Ảnh 03

Gọi trực tiếp gặp Luật sư tư vấn hoặc để lại yêu cầu của Quý khách

Tất cả thông tin Quý khách cung cấp, đều được bảo mật tuyệt đối bởi đội ngũ nhân sự Văn phòng luật sư Chính Pháp

Gọi trực tiếp gặp Luật sư 0977 999 896