Phẫu thuật thẩm mỹ đến mức nào sẽ phải làm lại thẻ căn cước, hộ chiếu?
06/02/2024
Phẫu thuật thẩm mỹ đến mức nào sẽ phải làm lại thẻ căn cước, hộ chiếu?
Theo quy định, thay đổi "đặc điểm nhân dạng" là một trong những trường hợp phải thực hiện đổi lại căn cước công dân.
Câu hỏi:
Năm 2022, tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ mặt. Sau khoảng 6 tháng, tôi đi ra sân bay chuẩn bị đi du lịch nước ngoài thì không được xuất cảnh vì mặt không khớp với ảnh hộ chiếu.
Tại sân bay, cán bộ xuất nhập cảnh yêu cầu phải đi làm lại hộ chiếu. Vậy tôi xin hỏi, pháp luật quy định, hướng dẫn thế nào về việc này. Phẫu thuật thẩm mỹ mặt ở mức độ nào thì phải làm lại căn cước công dân, hộ chiếu hoặc bằng bằng lái xe?.
Trả lời:
Luật sư Trần Thị Thanh Lam - Văn Phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP.Hà Nội):
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2016, thẻ căn cước công dân (CCCD) được đổi trong các trường hợp sau: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; Khi công dân có yêu cầu.
Tại quy định nêu trên thì thay đổi "đặc điểm nhân dạng" là một trong những trường hợp phải thực hiện đổi lại CCCD. Trong khi đó, "nhân dạng" được hiểu là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với người khác.
Như vậy, nếu phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhân dạng, khiến những người xung quanh không thể dễ dàng nhận ra gương mặt trước và sau phẫu thuật đều là cùng một người thì trong trường hợp này, phải thực hiện đổi, cấp lại căn cước công dân.
Còn đối với hộ chiếu hoặc, bằng lái xe thì pháp luật không quy định cụ thể về các trường hợp thay đổi đặc điểm nhận dạng đến mức độ nào thì phải làm lại hộ chiếu, bằng lái xe.
Tuy nhiên, nếu bạn đã làm lại CCCD thì nên làm lại luôn hộ chiếu và GPLX để đồng bộ, tránh tình trạng ảnh trên 3 mẫu giấy tờ tuỳ thân này lại khác nhau dễ dẫn đến phát sinh nhiều rắc rối trong cuộc sống và công việc.
Biết con dâu vi phạm luật giao thông đường bộ, thay vì chấp hành thì người mẹ chồng lại có hành vi chống đối, ngăn cản Tổ công tác của Đội CSGT Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang làm nhiệm vụ. Dù bị khống chế nhưng người này vẫn văng nhiều từ ngữ dung tục, khó nghe.
Do đòi tiền phí, người giao hàng bị vợ chồng người nhận hàng sử dụng hung khí là tuýp sắt, bình hoa, ghế… đánh gãy hai tay. Chuyên gia pháp lý cho biết, vụ việc này đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Chuyên gia pháp lý nhận định, đây là một vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, thể hiện thái độ coi thường pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác.
Hoạt động hành nghề mê tín dị đoan gây ra nhiều hệ lụy, tiêu cực cho xã hội khiến nhiều người tan cửa, nát nhà, gia đình ly tán. Do vậy, việc đấu tranh với các hoạt động mê tín dị đoan đồng bóng, bói toán là cần thiết để xã hội văn minh hơn, phát triển lành mạnh hơn